Chlamydia gây ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục, sinh sản của bệnh nhân
Chỉ quan hệ tình dục bằng miệng, liệu có nhiễm herpes?
Đau ở âm vật: Nguyên nhân do đâu?
Quan hệ tình dục trong khi mang thai có an toàn không?
Phụ nữ cần cảnh giác với nhiễm khuẩn âm đạo
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh chlamydia, Everyday Health đã có một cuộc phỏng vấn với TS. Laura Berman - Chuyên gia tư vấn sức khỏe sinh sản, tình dục hàng đầu Hoa Kỳ.
Chào TS. Laura, được biết bệnh chlamydia khá phổ biến nhưng nhiều người đang “mù mịt” về căn bệnh này. Bệnh chlamydia là gì, có nguy hiểm không?
Chlamydia là một bệnh lý bị gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, lây truyền qua quan hệ tình dục thiếu an toàn với một người mắc bệnh.
Đáng nguy hiểm là, chỉ cần có sự cọ xát giữa hai bộ phận sinh dục, trong đó có một người nhiễm chlamydia, thì người còn lại cũng có thể mắc bệnh. Chlamydia cũng có thể bị nhiễm thông qua tiếp xúc từ miệng, hoặc bộ phận sinh dục với mắt. Đặc biệt, các bà mẹ bị nhiễm chlamydia còn có thể truyền vi khuẩn sang con trong khi sinh.
Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Với phụ nữ, nguy cơ phát triển bệnh viêm vùng chậu, một bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho tử cung, cổ tử cung và buồng trứng. Phụ nữ cũng có thể bị vô sinh, bởi vì các ống dẫn trứng sẽ bị phá hủy và gây sẹo. Phụ nữ mang thai bị nhiễm chlamydia, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng mắt và viêm phổi.
Còn với nam giới, những biến chứng có thể gặp phải là viêm mào tinh hoàn, lây lan nhiễm trùng đến tuyến tiền liệt, gây sốt, đau khi giao hợp và khó chịu ở vùng lưng dưới.
Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ nhiễm chlamydia?
Có nhiều bạn tình và không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục là 2 yếu tố nguy cơ hàng đầu làm gia tăng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả chlamydia. Đặc biệt, phụ nữ trẻ có nguy cơ mắc cao, do cổ tử cung chưa trưởng thành dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá khứ hoặc hiện đang mắc một bệnh nhiễm trùng cũng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm chlamydia.
Có cách nào để nhận biết sớm mình có đang mắc chlamydia hay không?
Nhiều người không nhận thấy các triệu chứng của bệnh chlamydia, trừ phi nó bước sang giai đoạn chuyển tiếp. Lúc này, các triệu chứng điển hình mới xuất hiện, thường rơi khoảng từ 1 - 3 tuần sau khi bệnh nhân bị nhiễm từ bạn tình. Một số triệu chứng phổ biến là cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, có dịch tiết màu vàng/xanh lá cây từ dương vật hoặc âm đạo, đau vùng bụng dưới, đau tinh hoàn.
Đau lưng dưới, tiểu rát có thể là dấu hiệu nhiễm chlamydia
Phụ nữ bị nhiễm bệnh thường đau rát khi quan hệ tình dục. Nếu vi khuẩn lây lan sang ống dẫn trứng, gây ra tình trạng viêm vùng chậu, bệnh nhân sẽ bị sốt, đau vùng chậu, buồn nôn và có hiện tượng chảy máu bất thường ở âm đạo.
Cả hai giới cũng có thể bị nhiễm chlamydia ở hậu môn, nếu có triệu chứng đau âm ỉ, đau rát khi đi đại tiện, chảy máu hậu môn. Nếu bạn có quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm chlamydia, vi khuẩn có thể chui vào trong cổ họng gây ra triệu chứng đau họng, ho, hoặc sốt.
Điều trị chlamydia như thế nào?
Thuốc kháng sinh hoàn toàn có thể tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn chlamydia. Azithromycin là một kháng sinh thường được quy định dùng một liều lượng lớn duy nhất, nhưng bác sỹ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chia ra thành một liệu trình nhiều ngày uống.
Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh khác, đơn cử như Doxycycline.
Lưu ý, không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị và nên nhớ rằng bạn vẫn có thể bị mắc lại chlamydia ngay cả khi đã từng được điều trị.
Chủ động phòng ngừa chlamydia như thế nào?
Để phòng ngừa chlamydia, cần chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su, miếng bảo vệ miệng khi quan hệ tình dục. Nếu bạn có quan hệ không an toàn với một người có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần làm xét nghiệm chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác trong thời gian sớm nhất.
Xin cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tiến sỹ!
Bình luận của bạn